“Linh Mục” (tên tiếng Pháp: Les Prêtres) là một nhóm nhạc rất đặc biệt.
Điểm đặc biệt đầu tiên thể hiện ngay trong tên nhóm: 3 ca sỹ của nhóm thực ra là các giáo sĩ Công giáo của giáo phận Gap và Embrun (thuộc tỉnh Marseille, Pháp).
Điểm đặc biệt thứ hai: nhóm nhạc được hình thành theo sáng kiến của một vị giám mục – Đức Giám Mục di Falco, với mục tiêu là ghi âm một đĩa nhạc để gây quỹ cho hai dự án: xây dựng nhà thờ Đức Mẹ Laus trong giáo phận và xây dựng một trường học ở Madagascar.
Điểm đặc biệt thứ ba: một trong số 3 “giáo – ca sĩ” của nhóm là một người Việt Nam – Giuse Nguyễn Đình Nguyên, vốn là cựu chủng sinh trong giáo phận. 2 thành viên còn lại là linh mục Jean-Michel Bardet và linh mục Charles Troesch.
Điểm đặc biệt kế tiếp: không phải là ca sỹ chuyên nghiệp và không nhằm mục đích kinh doanh nhưng nhóm Linh Mục đã «lời to» với những thành công hết sức ngoạn mục mà nhiều ca sỹ, nhóm nhạc chuyên nghiệp mơ ước.
Ngay trong tuần phát hành đầu tiên, album đầu tiên của nhóm Linh Mục mang tên Spiritus Dei đã được xếp hạng 5 trong bảng xếp hạng chính thức của Pháp. Tuần kế tiếp, album này vượt lên hạng nhì, sau đó là đĩa Bạch kim, và trở thành album được tiêu thụ nhiều nhất tại Pháp, trong chín tuần liên tiếp. Chín tháng sau khi phát hành, Spiritus Dei luôn nằm trong tốp 10 album bán chạy nhất. Giữa tháng 12 năm 2010, hơn 750.000 bản của đĩa này đã được bán ra. Đến cuối năm 2010, album này lại vượt lên vị trí dẫn đầu và đạt được chứng nhận kim cương.
Sau khi 800.000 bản được tiêu thụ, Đức Giám mục Di Falco đã công bố tài trợ cho công việc xây dựng nhà thờ Đức Mẹ Laus 200,000 €, chuyển đến cha Pedro ở Madagascar 100,000 €, và 50,000€ cho hiệp hội Yves Duteil để thành lập một trường học ở Ấn Độ.
Album thứ hai của nhóm Linh Mục mang tên Gloria được phát hành vào tháng 4-2011 cũng với tinh thần như album đầu tiên, bao gồm các bài hát tôn giáo và cả những bài hát thế tục.
Mời các bạn thưởng thức tiếng hát của các ca sỹ mặc áo dòng qua 2 «bài hát thế tục» sau đây. Xin lược dịch vài ý chính trong lời 2 bài hát này như sau :
1. Mon vieux (tạm dịch: Cha già của tôi)
Trong chiếc áo khoác cũ sờn, cha tôi đã đi trong ngày hè cũng như ngày đông. Mọi thứ để trang trải cho cuộc sống gia đình đều dựa vào số lương nhỏ bé của cha. Tôi đã sống cạnh cha nhiều năm mà hầu như không mở mắt để «nhìn thấy» cha. Khi ta 15 tuổi, trái tim ta chưa đủ lớn để hiểu thấu những điều như thế. Giờ đây, khi cha không còn nữa, tôi chỉ mong cha lại ở gần bên tôi. Cha ơi!
2. Savoir aimer (tạm dịch : Biết yêu thương)
Hãy biết mỉm cười với một người lạ đi qua, không giữ lại dấu vết nào. Hãy biết yêu thương không chờ đáp lại. Hãy biết cho đi không lấy lại. Hãy học yêu thương mà không chờ đợi. Hãy học mỉm cười mà không mong đợi điều gì sau đó. Hãy học sống, và ra đi. Hãy biết chịu đựng trong thinh lặng, không than van, không phòng thủ. Và hãy vươn mình lên như tái sinh từ tro tàn với tất cả tình yêu…

VRNs (18.05.2012) – Sài Gòn – Đây là cuộc phỏng vấn với Ông Lý Thái Hùng, tổng bí thứ đảng Việt Tân, ngày 17.05.2012 về vấn đề Biển Đông hiện nay, nhân sự kiện đối đầu rất quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cát ngầm Scarborough còn gọi là đảo Hoàng Nham vừa qua. Qua sự kiện đó nhân dân Phi có những cuộc biểu tình chống lại sự xâm lăng từ Trung Quốc và Trung Quốc điều đến 33 tàu lớn nhỏ đến khu vực Biển Đông đang tranh chấp giữa các nước trong vùng, trong đó có cả Việt Nam nữa.

Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn về Biển Đông này:

Thomas Việt (PV): Chào Ông Lý Thái Hùng, tôi là Thomas Việt từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế, VRNs, như Ông Lý Thái Hùng cũng biết Trung Quốc và Philippines đang có đối đầu tại Biển Đông, nhân dân Phi đang biểu tình chống lại sự xâm lăng từ Trung Quốc, việc biểu tình này cũng giống như hơn 10 cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội gần một năm trước đây, bắt đầu từ việc tàu Hải Giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 vào ngày 26/05 và ngay sau đó vào ngày 09/06 tàu Viking 2 lại tiếp tục bị cắt cáp. Xin chào ông Lý Thái Hùng phân tích là tại sao Phi Luật Tân đã có những chống đối khá mạnh mẽ đối với Trung Quốc quanh vùng biển có chủ quyền gần bãi cát ngầm Scarborough trong thời gian gần đây và liệu có dẫn đến những xung đột lớn trên biển Đông hay không?

Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc đã có những xung đột về biển Đông từ hai thập niên qua, khởi đi từ lúc Trung Quốc chiếm bãi đá ngầm Vành Khăn nơi hải quân Phi Luật Tân đóng quân trong một cuộc tấn công bất ngờ vào năm 1995.

Từ năm 2009, khi Trung Quốc ngang ngược công bố chủ quyền với bản đồ 9 khúc – hình lưỡi bò, chiếm 75% diện tích biển Đông thì những cuộc xung đột giữa Trung Quốc với một vài quốc gia ASEAN nằm trong khu vực biển Đông bắt đầu leo thang. Với chủ trương nói trên, Trung Quốc đã thường xuyên cho ngư dân của họ vào đánh cá trong các vùng biển của Phi cũng như đưa một số tàu thăm dò dầu khí ở vùng bãi cát ngầm Scarborough còn gọi là đảo Hoàng Nham.

Bãi cát ngầm Scarborough cách đảo Luzon của Phi Luật Tân khoảng 230 cây số trong khi phần đất gần nhất của Trung Quốc cách bãi cát này là đảo Hải Nam, xa đến 1.200 cây số. Do đó theo Công Uớc Quốc Tế về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc thì rõ ràng, Trung Quốc đã cố tình và ngang nhiên xâm phạm lãnh hải của Phi Luật Tân.

Vì thế Phi Luật Tân đã có những phản ứng khá mạnh đối với Trung Quốc là điều dễ hiểu. Nếu mà chính quyền Phi Luật Tân không làm mạnh thì Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn chiếm các quần đảo khác của Phi.

Hơn thế nữa, Phi Luật Tân dưới thời của nữ Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo đã có những hành xử quá khiếp nhược đối với Bắc Kinh, khiến dân chúng bất mãn, nên khi Tổng thống Benigno Aquino III lên nhậm chức vào năm ngoái, đã có chính sách cứng rắn đối với Bắc Kinh để bảo vệ phần lãnh hải đã bị hải quân Trung Quốc xâm phạm trước đó.

Hiện nay Trung Quốc đã đưa 33 tàu gồm tàu hải giám, ngư chính và một số tàu đánh cá đến khu vực bãi cát ngầm Scarborough để ngăn chận cũng như quấy nhiễu những ngư dân Phi Luật Tân đến đánh cá trong vùng biển này. Trong khi đó, Phi Luật Tân chỉ có hai tàu phòng vệ bờ biển được điều đến khu vực này để bảo vệ ngư dân và Hoa Kỳ thì phái Tàu ngầm cao tốc USS North Carolina đến cảng Subic Freeport của Phi Luật Tân nằm gần bãi đá ngầm Scarborough.

Mặc dù không khí hiện nay khá căng thẳng vì quân đội của phía Trung Quốc và Phi Luật Tân đều tuyên bố sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, nhưng tôi không nghĩ là cuộc xung đột hiện nay sẽ leo thang thành cuộc chiến lớn vì hai lý do:

Thứ nhất, Trung Quốc đang gặp khá nhiều khó khăn nội bộ qua vụ Bạc Hy Lai và nhất là thành phần lãnh đạo thế hệ thứ tư gồm các ông Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo sắp ra đi, thay thế bởi thế hệ lãnh đạo thứ năm là Tập Cận Bình – Lý Khắc Cường vào tháng 10 năm nay nên họ không muốn gây phức tạp tình hình.

Thứ hai, Trung Quốc biết rằng nếu họ ra tay tấn công Phi Luật Tân vào thời điềm này thì chỉ làm lợi cho Hoa Kỳ tranh thủ công luận và thu phục các quốc gia ASEAN đứng về phía Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc.

 

PV: Có ý kiến cho rằng trước những sự kiện như 2 nhà báo bị đánh tại Văn Giang; ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, tuyên bố rằng:“Nhà nước ta không tam quyền phân lập”; hay những tin tức loan tải liên quan vụ xét xử các nhà báo thuộc câu lạc bộ nhà báo tự do, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn… làm giảm sự chú ý của người dân Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Lý Thái Hùng có nhận xét gì về về ý kiến này?

LTH: Qua những tin tức loan tải trên các báo chí và trên các mạng tại Việt Nam thì những điều mà anh vừa đề cập đã xảy ra như vậy. Tức là có bàn tay của Ban Tuyên Giáo trong việc “điều hướng” nội dung biên tập để không đề cập nhiều về sự cứng rắn của Phi Luật Tân đối với Trung Quốc qua những xung đột bãi cát ngầm Scarborough kể từ đầu tháng 4 cho đến nay.

 

PV: Theo ông thì tại sao Cộng sản Việt Nam lại phải làm như vậy?

LTH: Điều này cũng dễ hiểu thưa anh. Họ không muốn người dân thấy rằng chính họ quá yếu và quá hèn đối với Trung Quốc so với lãnh đạo Phi Luật Tân.

Vì bị mắc kẹt vòng kim cô “16 chữ vàng”, lãnh đạo CSVN không muốn phá vỡ tình hữu nghị môi hở răng lạnh hiện nay giữa họ với Bắc Kinh nên phải tìm cách ngăn chận mọi lỗ xì gây lên phong trào chống bá quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Tuy nhiên tôi nghĩ là những nỗ lực đánh lạc hướng dư luận như CSVN đang làm hiện nay sẽ không thành công vì làn sóng công khai và bạch hóa mọi chuyện đang xuyên qua mạng Internet đến từng gia đình Việt Nam.

 

PV: Ông Edwin Lacierda, Người phát ngôn của tổng thống Philippines, nói rằng: chính phủ không thể chặn những người biểu tình vì “hiến pháp của chúng tôi bảo vệ quyền tự do biểu đạt và quyền tụ tập hòa bình”. Hiến pháp Việt Nam cũng có những điều khoản tương tự, nhưng dân Việt mà biểu tình thì bị đánh đập, bỏ tù. Vậy thì chúng ta phải làm gì để chống lại cách hành xử vi hiến của nhà cầm quyền?

LTH: Trước hết, qua sự so sánh của anh về giá trị thực tiễn của hai bản hiến pháp Phi Luật Tân và Việt Nam, cho chúng ta thấy quyền con người tại Việt Nam là “đồ xa xí phẩm”. Nó chỉ để trưng bày trong tủ kiếng để phô trương với thế giới nền dân chủ ảo, hoặc đúng ra là để lãnh đạo Hà Nội tự lừa chính họ … như một đứa trẻ chơi ú tim đứng giữa đám đông, tự bịt mắt mình và tưởng là không ai trông thấy nó cả.

Kế đến, hiến pháp Phi Luật Tân là kết quả trưng cầu ý kiến của mỗi người dân và đặt trên nền tảng phục vụ quyền lợi của người dân. Trong khi hiến pháp CSVN là kết quả của những nhượng bộ mà lãnh đạo cần phải sửa để thích ứng với các nhu cầu duy trì quyền lực độc tôn của đảng.

Sau cùng, chúng ta đừng bao giờ chờ đợi đảng CSVN thay đổi hiến pháp để cho phép người dân không những được đi biểu tình mà còn được bảo vệ như Phi Luật Tân. Chúng ta chỉ có một con đường, là muốn thay đổi phải tích cực tạo áp lực, qua 2 nỗ lực:

1/Cần cho nhiều người biết quyền lợi của công dân được ghi trong hiến pháp, lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải thi hành. Ví dụ việc Quốc hội CSVN khóa XII đã hứa rằng trong nhiệm kỳ này họ phải thông qua luật biểu tình. Việc Quốc Hội CSVN có giữ đúng lời hứa này hay không tùy thuộc vào sự kiên trì đấu tranh và đòi hỏi liên tiếp của chúng ta bây giờ cũng như về sau.

2/Phải tạo điều kiện để có những phản kháng tập thể bằng phương thức đấu tranh bất bạo động. Sự kiện hàng ngàn đồng bào Huyện Văn Giang hay Nam Định đã cùng nhau tụ họp chống việc cưỡng chế chiếm đất trái phép của nhà cầm quyền cần phải làm sao lan rộng ở nhiều nơi thì CSVN mới thấy bị áp lực đủ để phải thay đổi hiến pháp.

 

PV: Câu hỏi sau cùng liên quan đến nghĩa vụ chung của người Việt Nam chúng ta là khi nhà cầm quyền cứ núp đàng sau 16 chữ vàng để không dám có những phản kháng mạnh mẽ đối với sự xâm lấn từ Trung Quốc, thì chúng ta phải làm gì để chống lại sự xâm lăng này?

LTH: Thưa anh, trước đây biểu tình là điều khó xảy ra dù là để lên tiếng chống Trung Quốc đã từng sát hại ngư dân Việt Nam xảy ra hồi năm 2005 rồi năm 2009. Nhưng sự kiện đồng bào và giới trí thức đã thực hiện 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm ngoái, sau vụ họ cắt cáp tàu Bình Minh 02 trên phần lãnh hải của Việt Nam, đã cho thấy không có chế độ nào có thể ngăn nổi lòng yêu nước của người dân.

Do đó, tôi nghĩ là chúng ta phải hành xử quyền yêu nước của mình đi biểu tình trong ôn hòa bất bạo động như nhân dân Phi Luật Tân, Đài Loan đã làm. Đồng thời vận động dư luận quốc tế và Hoa Kỳ cho vấn đề này, với sự liên kết cùng các quốc gia trong vùng biển tranh chấp.

PV: Cảm ơn Ông Lý Thái Hùng

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/archives/31526

Ngày 15/05/2012 vừa qua, Ủy ban Công lý và Hoà bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố một văn kiện tựa đề « Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay ». Nhận định chung của Ủy ban là nền kinh tế Việt Nam đang « mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản » bởi vì « đổi mới kinh tế không song hành với đổi mới chính trị ».

Vào năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã từng công bố «Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh Việt Nam », chủ yếu nêu lên tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp đất đai giữa Nhà nước với Giáo hội. Lúc đó, Hội động Giám mục chỉ đề nghị sửa đổi Luật đất đai theo hướng công nhận quyền tư hữu của người dân, cũng như yêu cầu báo chí tôn trọng sự thật, không bóp méo hoặc cắt xén thông tin như trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ.

Lần này, trong bản « Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay », Ủy ban Công lý và Hoà bình đưa ra một cái nhìn toàn hiện hơn về đất nước, từ kinh tế, xã hội, pháp luật, cho đến chủ quyền quốc gia, môi trường, giáo dục y tế, tôn giáo và vai trò của trí thức.

Về kinh tế, Ủy ban nhận định là « định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường. ». Trong khi đó, Luật đất đai hiện hành, « vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền » và là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước. Cho nên, Ủy ban Công lý và Hòa bình đề nghị cấp tốc sửa đổi Luật đất đai để người dân được quyền sở hữu đất và hạn chế tối đa quyền thu hồi đất của các cấp chính quyền.

Về xã hội, Ủy ban nhắc lại hai « tật xấu » đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam cảnh báo từ năm 2008, đó là gian dối và bạo lực. Theo Ủy ban, dư luận đang bức xúc vì hiện tượng « lạ lùng » là tại một số nơi, cơ quan công quyền lại sử dụng bạo lực phi pháp để giải quyết các khiếu kiện dân sự. Uỷ ban cho rằng : « Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, và Văn Giang, Hưng Yên, gây xúc động mạnh mẽ trên tất cả những người Việt Nam có tâm huyết, buộc Nhà nước phải nhìn lại cách giải quyết vấn đề, mà cốt yếu là sửa đổi Luật đất đai về mặt hạn điền, thời hạn sử dụng đất và giá đền bù…, nếu chưa đi đến chỗ nhìn nhận quyền tư hữu chính đáng của công dân. »

Trong lĩnh vực pháp luật, Uỷ ban đặc biệt đề cập đến việc giam giữ người không qua xét xử được che đậy dưới từ ngữ “đưa vào cơ sở giáo dục” có thời hạn và áp dụng cho những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến ( như trường hợp của Bùi Thị Minh Hằng ). Đối với Uỷ ban, đây là một hình thức « vi phạm quyền cơ bản của con người », một biện pháp vốn đã được thực dân Pháp sử dụng ở nước ta.

Bên cạnh đó, Ủy ban chỉ trích việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc. Theo nhận định của Ủy ban, thái độ « lập lờ, thiếu nhất quán » của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông đang gây bất bình trong dư luận.

Cũng theo Uỷ ban Công lý và Hòa bình, vai trò của những trí thức có tài và có tâm huyết chưa được coi trọng. Vai trò của xã hội dân sự cũng chưa được nhìn nhận. Trong lúc Nhà nước kêu gọi « xã hội hóa » giáo dục và y tế , Uỷ ban kêu gọi tạo điều kiện để các tôn giáo trong nước được tham gia trực tiếp vào hai lĩnh vực này.

Vấn đề là theo Ủy ban, quy định pháp luật liên quan đến các tôn giáo « vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nguyện vọng của các tín đồ, cụ thể nhất là về tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo ». Cho nên, câu hỏi mà Uỷ ban đặt ra là « bao giờ các công dân có tôn giáo được đối xử bình đẳng với các công dân khác, theo Hiến pháp và Dân luật, mà không cần đến một Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo nữa? »

Dầu sao, Ủy ban Công lý và Hòa bình nhắc lại rằng Giáo Hội không hề muốn thay thế chính quyền, mà chỉ mong là « trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân ».

Nguon: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120519-giao-hoi-cong-giao-len-tieng-ve-tinh-hinh-viet-nam-hien-nay

Người phát ngôn cho chính quyền Trùng Khánh nói đã có biểu tình với sự tham gia của hàng vạn người trong thành phố, nhưng không liên quan vụ Bạc Hy Lai.

Phát ngôn viên này xác nhận hôm thứ Năm 12/4 rằng con số người tham gia vụ lộn xộn này là khoảng 10.000.

Những người biểu tình tại khu kinh tế Vạn Thịnh, phía đông nam Trùng Khánh, đã đập phá xe của công an và ném gạch đá vào các nhân viên công quyền.

Tuy nhiên người phát ngôn Trùng Khánh nói vụ này không có liên quan gì tới bê bối liên quan cựu bí thư thành ủy Bạc Hy Lai và cựu giám đốc công an Vương Lập Quân.

Đám đông bắt đầu biểu tình vào sáng thứ Ba 10/4, chặn xa lộ, đập phá 12 xe hơi của cảnh sát, đốt bốn chiếc xe khác và ném đá vào cảnh sát.

Một số người đã bị thương. Cảnh sát cho hay mất một ngày trời để vãn hồi trật tự.

Thế nhưng cũng có nguồn tin nói vẫn còn biểu tình ở Trùng Khánh, tuy mức độ nhỏ hơn.

Nhà chức trách nói đây là một vụ đơn lẻ, nguyên do là người dân không đồng tình với việc sáp nhập hai khu Vạn Thịnh và Kiềm Giang ở Trùng Khánh, cho rằng kế hoạch này sẽ ảnh hưởng kinh tế địa phương và mức sống của họ.

Cho tới thứ Tư, các từ khóa Vạn Thịnh, Kiềm Giang và Trùng Khánh bị chặn trên các website xã hội phổ biến nhấtở Trung Quốc, nhưng nhiều blogger vẫn tìm ra và đăng tải hình ảnh biểu tình ở Trùng Khánh. Một biểu ngứ̃ được nhiều người biểu tình mang theo viết: “Hãy trả lại Vạn Thịnh cho chúng tôi”.

Không liên quan

Tuy giới chức bác bỏ liên quan, một số bình luận gia cho rằng nếu như các ông Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân không vướng vòng lao lý, thì người dân Tr̀ung Khánh cũng không có đủ dũng khí để tham gia một cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy.

Họ cũng nói đây là bài toán thử đầu tiên cho ông Trương Đức Giang, người mới lên làm bí thư thành ủy thay ông Bạc.

Hiện thông tin không đồng nhất về con số thương vong. Chính quyền nói không có ai chết, nhưng dân địa phương lại cho hay có hai người thiệt mạng và ít nhất 50 người bị thương trong hôm thứ Ba.

Tháng 10 năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc thông qua việc sáp nhập hai quận của Trùng Khánh thành quận mới. Tuy nhiên Vạn Thịnh phát triển hơn quận kia rất nhiều và người dân không muốn sáp nhập vào quận mới.

Trong khi đó, tờ Trùng Khánh nhật báo, một thời nằm dưới trướng ông Bạc Hy Lai, quay ra chỉ trích ông cựu bí thư là làm ảnh hưởng tới uy tín của thành phố.

Tờ này nói 33 triệu dân Trùng Khánh đều ủng hộ điều tra ông Bạc.

Trùng Khánh là thành phố trực thuộc trung ương, GDP năm ngoái đạt tới 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Nguon: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/04/120413_chongqing_riot.shtml

Tin mật từ nội bộ Cộng sản Việt Nam phát đi và đang loan nhanh trên các trang mạng, cho biết rằng nội bộ Cộng sản Việt Nam đang rất rối ren, và người cầm đầu nhà cầm quyền là Nguyễn Tấn Dũng có thể đang nghĩ đến việc tháo chạy khỏi hệ thống này, nhưng làm sao mà vẫn giữ được mạng sống và tài sản. Tin có vẻ như thất thiệt, tuy nhiên tiết lộ từ một cuộc họp của tổng cục an ninh 1 phía nam cho biết Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị giành lại quyền lực từ Dũng, và Bộ chính trị thì chia năm xẻ bảy với các vấn đề quốc nội và quốc ngoại. Việc tài sản của Dũng càng ngày càng lớn và quyền lực nắm trọn như một nhà độc tài đang làm cho nhiều phe cánh trong Bộ chính trị điên tiết và quyết giành lại, đặc biệt là cánh đang lợi dụng sự hậu thuẫn từ Trung Cộng.

Việc đem đứa con trai út tên Nguyễn Minh Triết đang du học từ Anh quốc về Việt Nam làm cán bộ Đoàn, theo nhiều người nói, là một cách Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam muốn buộc Dũng phải đem con trai mình về như một thứ con tin giam lỏng, tránh việc Dũng tuồn tài sản qua Anh thông qua đứa con này. Một tin tức khác, từ một nhân vật thân cận của gia đình Nguyễn Tấn Dũng kể lại trong một cuộc họp mặt gia đình kín đáo, 2 đứa con của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Thanh Phượng đã nhắc Dũng chuyện tính đến một nước cờ hạ cánh an toàn khi hết nhiệm kỳ sắp tới, nếu không sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm vì nội bộ thù ghét và chuẩn bị nhiều kế hoạch triệt hạ. Phượng là con gái cưng của Dũng và người được Dũng tin cậy nhất, cũng có ý trách móc rằng Dũng đừng quá tham danh tiếc quyền, phải bỏ bớt để tính chuyện tháo chạy, vì khi Dũng đang tại chức thì có vẻ an toàn, nhưng khi hết thì rất nguy hiểm.

Dũng đang mất lòng Hà Nội rất nhiều vì can thiệp vào miếng bánh đã được phân chia. Do áp lực báo chí và dân chúng về vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, Dũng đành phải ra lệnh điều tra và xử phạt các quan chức địa phương, một điều tối kỵ cho Dũng vì đây là lãnh địa không thuộc vùng kiểm soát của đương sự, cách làm này đã phá luật chơi ngầm của hệ thống lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Vì vậy phóng lao phải theo lao, Dũng đành sẽ phải xử phạt các quan chức Hải Phòng, đồng thời sẽ kêu án nông dân Đoàn Văn Vươn ở mức án khoảng 3 năm tù để xoa dịu phe cánh ngoài đó, nhưng không quá nặng để dân chúng không phản ứng. Nông dân Đoàn Văn Vươn là người đã chống lại công an, quân đội và nhà cầm quyền Hải phòng vì việc xông vào nhà ông cướp đất, phá tài sản. Tin tức lan nhanh không biết thực hư thế nào, và cũng khó có được các nguồn kiểm chứng, tuy nhiên qua phân tích thì quả đúng là Nguyễn Tấn dũng đang rơi vào thế khó, vận mệnh của dân tộc Việt Nam đang đứng trước một bối cảnh điêu linh bởi nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang tranh giành xâu xé lẫn nhau từng ngày vì quyền lợi và tham vọng.

Nguồn từ http://www.SBTN.Net: http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-59501_5-10_6-1_17-5793_14-2_15-2/phong-su-dac-biet-tu-viet-nam-tin-noi-bo-gia-dinh-nguyen-tan-dung-hoi-thuc-viec-thao-chay.html

(24.12.2011) -Sai Gon- Mennonite đang bị đàng áp tới lúc này là 20:47 này 24.12. Mục Sư Thạch đã đăng ký tự thiêu từ trưa nay.
Tôi Thomas Việt, từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế, vì anh em Mennonite đang trong cơn nguy cấp do sự đàng áp trắng trợn ngay trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Chiều nay Công An và nhân viên điện lực Bình Dương đã căt điện ngôi nhà này. Công an đã và đang bao vây đến 300 mét tại trụ sở của Mennonite Việt Nam tại Bình Dương, địa chỉ D10, Ô 59 thị trắng Mỹ Phước, Bình Dương.

Vì tin này qua cấp bách nên tôi mới send đến nhiều nơi. Quý vị có toàn quyền biên tập lại bài text và cả âm thanh bài này.

Mời lắng nghe cuộc phỏng vấn này:

http://www.divshare.com/direct/16449633-56c.mp3

Cảm ơn và chúc bình an
Thomas Việt

VRNs (21.12.2011) – Sài Gòn – “Nhờ ơn Chúa giúp các bác sĩ trẻ có thể giữ được y đức”, đó là câu trả lời của hầu hết 5 bác sĩ trả lời phỏng vấn ngay sau thánh lễ cầu nguyện cho 25 bác sĩ mới ra trường tại đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn, vào lúc 21:30 tối ngày 18.12.2011.

Trong nỗ lực góp phần làm sự trong sạch của hệ thống y khoa tại Việt Nam, sau hơn 65 năm bị ý thức hệ vô thần chà đạp tại Miền Bắc và hơn 36 năm trên toàn nước Việt. Đây là thánh lễ lần thứ 3, trong 3 năm liên tiếp, dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn tổ chức hầu củng cố tinh thần và niềm tin vào sự trợ giúp và đồng hành cùng với Chúa Cứu Thế, giúp cho các bác sĩ trẻ đủ can đảm nói không với đều xấu khi hành nghề và cố gắng sử dụng đôi tay, khối óc, con tim và niềm tin của mình trong việc cứu người.

25 bác sĩ trẻ rất cảm động vì được sự yêu thương của hơn 2000 người tham dự thánh lễ này. Họ hứa với lòng mình là sẽ đền đáp lại lòng mong đợi của mọi người và sự che chở của Thiên Chúa, “phải cố sống tốt và giữ được y đức của mình”. Ngoài ra còn có thạc sĩ, bác sĩ, thầy giáo Trần Trọng Hoàng cùng đến tham dự thánh lễ ra trường này của sinh viên.

Bác sĩ, thầy giáo Trần Trọng Hoàng nói lên nỗ lực dạy của ông trong môn học y đức hầu sao sinh viên có cái tâm để sống sau này.

“Đối với Thiên Chúa không có gì mà không thể làm được” và “Xin Chúa thực hiện trên đời con điều mà Thiên Chúa muốn” là hai câu chính mà cha Uy thuyết giảng trong thánh lễ này. Ngài khuyên các tân bác sĩ nên và luôn trông cậy vào Thiên Chúa thì cuộc đời và cả nghề y sẽ tốt đẹp như sự hoàn thiện và thánh thiện của Đức Chúa vậy.

Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn này:

http://www.divshare.com/direct/16434910-96d.mp3

Nguon: www.ChuaCuuThe.Com

NGUYỄN PHÚC LIÊN

Geneva, 11.12.2011 

  

I.       THIÊN ĐÀNG HAY HỎA NGỤC CỘNG SẢN

 

Khi đọc bài giảng của Ngợm KHẢM với những lời như sau, thì tôi thấy chính những tên Cộng sản khinh bỉ cách luồn trôn kiểu này của Ngợm Khảm:

“Marx có một Cánh Chung Luận rất hấp dẫn, rất cụ thể. Marx đã trình bầy điểm tới của lịch sử nhân loại là một xã hội Cộng sản hoàn hào trong đó:

-không còn cảnh người bóc lột người.

-mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài.

-người ta sống với nhau trong tình huynh đệ. Một thiên đường tại thế.”

Thực vậy, khi nịnh bợ, luồn trôn CSVN, thì cũng phải luồn trôn một cách thông minh. Luồn trôn kiểu này thì CSVN sẽ nói rằng đây là thằng đần độn.”

Marx nghèo khổ và đông con, Lý thuyết của Marx chính yếu là một Lý thuyết về Kinh tế. Chủ trương Kinh tế Cộng sản đã thất bại hoàn toàn. Giấc mơ Kinh tế kiểu này của Marx là ăn cắp giấc mơ Kinh tế của Thomas MOORE thời Trung Cổ dựa trên hình hảnh lan tràn của các Dòng Tu: làm việc bỏ chung vào, rồi hưởng theo nhu cầu, các Tu sĩ sống chung trong tình huynh đệ.

Các Dòng Tu thời Trung Cổ đã có thể tổ chức Kinh tế kiểu này vì có ĐỨC TIN mạnh vào Thiên Chúa, TIN vào thưởng phạt Thiên Đàng sau khi chết. Chính Lòng Tin Tôn Giáo, vào Thiên Đàng sau khi chết này mới khuyến khích các Tu sĩ sống theo kiểu:

“-không còn cảnh người bóc lột người.

-mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài.

-người ta sống với nhau trong tình huynh đệ. Một thiên đường tại thế.”

Marx ăn cắp mẫu Tổ chức Kinh tế của Dòng Tu như vậy qua Thomas MOORE, thì Marx lại cắt cái phần Tôn Giáo đi, tức là cắt cái động lực chính yếu làm cho đời sống các Tu sĩ có thể tôn trọng Tổ chức Kinh tế. Đó là việc tréo cẳng ngỗng của Lý thuyết Mars: một Thiên đàng trần thế có thể tồn tại được như kiểu Dòng Tu với lòng Tin mãnh liệt vào Thiên đàng sau khi chết. Khi cắt đi lòng Tin mãnh liệt Tôn giáo vào Thiên đàng sau khi chết, thì Thiên đàng trần thế của Marx mất sức cầm cương của Thiên đàng Tôn giáo và biến thành Hỏa ngục trần thế ở đó các cán bộ Công sản VÔ THẦN không còn là những Thầy Dòng với ĐỨC TIN Tôn giáo, mà là những TÊN cán bộ VÔ THẦN thần xâu xé, lừa đảo nhau về miếng ăn.

Cánh Chung Luận của Marx là một HỎA NGỤC trần thế. Thế giới Cộng sản đã sụp đổ vì cái Hỏa Ngục này. CSVN cũng đang sụp đổ vì cái Cánh Chung Luận tréo cẳng ngỗng này của Marx.

 

II.      HIỆP THÔNG TRỰC TIẾP VỚI THIÊN CHÚA

 

Chúng tôi cũng đã theo rõi nội dung Giảng Cấm Phòng cho các Linh mục thuộc Giáo phận Hà Nội trong tháng vừa rồi. Ngợm KHẢM được Ngợm NHƠN mời ra giảng Cấm Phòng. Ngợm KHẢM giảng về ý nghĩa HIỆP THÔNG đang được nói đến nhiều nhân Phong trào HIỆP THÔNG với Thái Hà. Theo Ngơm KHẢM, Hiệp Thông là Hiệp Thông với Thiên Chúa qua Vỉ Chủ Chăn, nghĩa là qua lệnh Hiệp Thông của Ngợm NHƠN. Tựu trung, Giáo dân, Linh mục phải vâng lời Ngợm NHƠN mới là HIỆP THÔNG với Thiên Chúa.

Nhưng Ngợm KHẢM đã quên Tinh thần của chính đời sống Chúa Kitô: đi loan truyền TIN MỪNG CỨU THẾ cho những người nghèo khổ, cho những người đơn sơ, cho các trẻ em. Chúa Giêsu đã quở trách những người cậy quyền như gần Chúa mà ngăn cản không cho  những người đơn sơ như trẻ em đến trực tiếp với Ngài:

“Khi ấy, người ta đem đến các con trẻ, để được Ngài đặt tay trên mình và cầu nguyện cho chúng; môn đệ quở trách những người đem đến. Nhưng Chúa Giêsu nói ngay rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước Thiên đàng thuộc về những người giống như con trẻ ấy.” (Mt. 19, 13-14)

ĐỨC TIN là sự trực diện giữa TÍN HỮU và THIÊN CHÚA. ĐỨC TIN là một ÂN SỦNG đến trực tiếp từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh rằng đâu có sự hợp lại của hai người để cầu nguyên, thì Thiên Chúa đến trực tiếp ngự ở giữa:

“Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin bất cứ việc gì, thì Cha Ta ở trên Trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhân danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa họ “ (Mt. 18, 19-20)

Chúa Giesu không nói rằng phải có Ngợm NHƠN làm trung gian, kêu mời Chúa đến thay mặt cho Giáo dân, thì Chúa mới đến để HIỆP THÔNG. Không những thế, Chúa Giêsu còn cảnh cáo, nguyền rủa những kẻ Chăn Chiên giả:

«Khốn cho các người ! Các người rảo khắp đất liền và biển cả để rủ cho một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi». (Mt. 23, 15)

Và Hình phạt mà Chúa Giêsu nói cho Giáo quyền làm hại ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM Tín hữu như sau:

“Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.” (Mt. 18, 6).

 

 NGUYỄN PHÚC LIÊN

Geneva, 11.12.2011 

Phần đầu của bài giãng được hai người ghi lại là Vũ Ngọc Tuyến và Trần Mọng Oanh, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Washington D.C.

“Chủ Nhật này chúng ta bước vào thời điểm cuối cùng của năm Phụng Vụ, và trong những ngày cuối cùng này, Hội Thánh mời chúng ta hướng tâm hồn nhìn tới những thực tại cuối cùng mà tiếng chuyên môn gọi là Cánh Chung Luận.

Nghe nói Cánh Chung Luận thì cảm thấy có vẻ trừu tượng, nhưng thực sự nó rất cụ thể và thiết thân với cuộc sống của con người vì nó gắn liền với những vấn nạn có tính cách căn bản nhất trong thân phận con người. Người ta bước vào cuộc đời này, không chỉ tự hỏi: “Tôi tự đâu đến” mà còn hỏi thêm : “Tôi sẽ đi về đây và kết thúc là cái chết nhưng sau cái chết sẽ có sự gì xẩy ra?”

François Mitterand, Tổng thống Pháp, trước khi chết cũng đặt vấn đề tôi không sợ chết, nhưng rất băn khoăn sau cái chết là có cái gì? Câu hỏi xem ra trừu tượng nhưng nó xác định mục đích cuộc sống, và một khi đã xác định cuộc sống thì đồng thời cũng xác định được đường đi cho mình. Anh chị em sau lễ xong, hoặc về Bình Thạnh, hoặc về Gò Vấp. Mình xác định rõ như thế thì sẽ chọn một con đường đi. Không thê về nhà ở Bình Thạnh mà lại chọn con đường đi lên Quận Tư thì còn khuya mới về tới nhà.

Câu hỏi xem ra trừu tượng nhưng thực sự rất gần gũi, nên có triết gia bảo rằng: bất cứ một triết thuyết nào, lẽ dĩ nhiên là bất cứ tôn giáo nào, cũng hàm chứa bên trong nó một Cánh Chung Luận. Triết thuyết nào có khả năng cung cấp cho con người một Canh Chung Luân hấp dẫn cũng có nghĩa là cung cấp một niềm hy vọng có sức thuyết phục thì triết thuyết đó sẽ cuốn hút con người.

Tôi lấy thí dụ: ta đang sống rất cụ thể trong một đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa dựa trên nền tảng triết học của Marx. Nhiều người nghĩ rằng Marxist là một hệ tư tưởng vô thần, cho nên không có một Cánh Chung Luận. Không phải thế! Trái lại Marx có một Cánh Chung Luận rất hấp dẫn, rất cụ thể. Marx đã trình bầy điểm tới của lịch sử nhân loại là một xã hội Cộng sản hoàn hào trong đó:

-không còn cảnh người bóc lột người.

-mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài.

-người ta sống với nhau trong tình huynh đệ. Một thiên đường tại thế.

Khi có mội điểm tới của cả nhân loại như thế, thì mỗi cá nhân ở trong lịch sử đó, khám phá ra ý nghĩa của những hy sinh mà mình chịu: Tôi chết đi nhưng sự nghiệp tôi vẫn còn tồn tại mãi trong nhân dân, tôi hy sinh, nhưng sự hy sinh đó không vô nghĩa vì nó xây dựng cho thế hệ tương lai, xây dựng cho nhân dân; một Cánh Chung Luận rất cụ thể và hấp dẫn cho nên đã cuốn hút cả bao triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh để xây dựng tương lai. Cho nên có chứ không phải không”

Con đã khiếp đảm đến độ ngỡ ngàng, vì vị Giám Mục mình hết lòng kính phục lại có thể dùng tài thuyết giảng để ca ngợi, tán tụng Marxism.

Chưa có một người Cộng Sản chính cống nào có thể tuyên truyền ca ngợi Chủ Nghĩa Xã Hội Cộng Sản Marxist hay tuyệt hảo và đầy thuyết phục như vậy!

Con đã phẫn nộ đến độ muốn thét lên và bật khóc: Cộng Sản, Con Quỷ Đỏ, đã và đang ngự tai Tòa Tổng Giám Mục Sài-gòn rồi chăng*. Thât vậy, đọc những dòng in đậm ở trên, nhất là đoạn cuối, khó có thể không mường tượng một Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Khảm đang nổi hồi kèn thúc quân kêu gọi, cổ võ, thúc dục nhân dân hãy hy sinh hết mình phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Con đã lo sợ đến độ bối rối, lúng túng vì những Ân Huệ hùng biện Chúa trao ban cho là để rao giảng lời Chúa. Bài giảng của Đúc Cha mang một tầm vóc lớn và ảnh hưởng sâu đậm  đối với giáo dân vì nhiều chức vụ quan trọng đang đảm trách, nhất là Đức Cha được coi như “nhà tư tưởng” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Một vị am hiểu về thần học, sau khi giải nghĩa Cánh Chung của Giáo Hội, đã kết luận: “Cha K. so sánh cái mục đích của Karl Marx/hạnh phúc cho mọi tầng lớp dân chúng (vô thần, chỉ đặt trọng tâm vào đời sống trên trái đất) chứ không có tâm linh và đời sống vĩnh cửu sau này. Như thế là ông cộng sản hóa môn thần học Cánh Chung của Giáo Hội. Một thứ so sánh không “có học” chút nào”

Tiếp theo, đáng lẽ con định cố gắng  ghi lại nhanh một vài điểm còn nhớ được trong lúc nghe Kinh Thánh 100 Tuần, những điểm so sánh tệ hại vô cùng! Nhưng thôi khui ra làm chi nếu như Đức Cha và HĐGM VN đã quyết tâm nổi hồi kèn thúc quân như trên.

Giờ đây, con chỉ còn biết cầu nguyện xin Thần Linh Chúa ban cho các Ngài được ơn Sáng Suốt và Can Đảm để cứu nguy Đất Nước và Giáo Hội đang nằm trong cơn cực kỳ nguy khốn, ĐỪNG SỢ! Hai tiếng mà Đức Cha đã nói : đo là hai tiếng được nhắc nhiều nhất trong Tân Ước lẫn Cựu Ước.

Vũ Ngọc Tuyến
Trần Mọng Oanh
Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Washington D.C.

 

VRNs (17.12.2011) – Sài Gòn – Đây là cuộc phỏng vấn giữa Thomas Việt, VRNs, với Ông Lý Thái Hùng, một thuyết trình viên tại Hội Nghị Dân Chủ Á Châu, lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 25-26.11 sau nhiều năm Nhật không lên tiếng trước tình trạng vi phạm nhân quyền và không có tự do dân chủ tại một số nước độc tài tại Á Châu.

Qua cuộc phỏng vấn này chúng ta sẽ biết được nội dung của hội nghị, các hoạt động hỗ trợ cho phong trào dân chủ tại Á Châu của chính giới và 8 triệu thành viên của nghiệp đoàn tại Nhật. Sự cộng tác của các dân tộc đang bị áp bức. Những việc làm cụ thể của các tổ chức, đảng phái, sinh viên, tu nghiệp sinh, công nhân và trí thức cho công cuộc dân chủ hóa và sau đó là cùng sống chung trong hòa bình là như thế nào sau khi các nước như Việt, Trung Quốc, Miến Điện, Mông Cổ, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ có được tự do dân chủ.

Mời quý vị lắng nghe hay xem bài phỏng vấn sau:

http://www.divshare.com/direct/16399441-b6f.mp3

Thomas Việt: Hội Nghị Dân Chủ cho Á Châu diễn ra ngày 25 và 26 tháng 11 vừa qua chưa có đại diện của các nước dân chủ tại Á Châu và các nước lớn khác, Ông Lý Thái Hùng có thể cho biết là đã mời mà họ ngại không đến hay chưa tới lúc phải mời họ?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, Ban Tổ Chức Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu vừa qua tại Tokyo đã đặt ra ba mục tiêu chính: Thứ nhất là muốn lắng nghe nguyện vọng và quan điểm của các dân tộc tại một số quốc gia độc tài ở Á Châu. Thứ hai là hiểu biết rõ hơn về những nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ của các dân tộc đang bị áp bức. Thứ ba là người Nhật Bản có thể làm gì để hỗ trợ những cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức hầu giành lại tự do dân chủ.

Vì chỉ gói ghém trong ba mục tiêu chính như vậy, Ban Tổ Chức đã chỉ mời đại diện của một số lực lượng thuộc các dân tộc đang bị chế độ độc tài áp bức như Miến Điện, Việt Nam, Trung Quốc, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Bắc Triều Tiên tham dự mà không mời những quốc gia dân chủ tại Á Châu hay các nước khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc tham dự là vì vậy.

Theo như phát biểu của bình luận gia Kasei, Chủ tịch ủy ban Dân chủ hóa Á Châu thì những người Nhật Bản trong Ủy Ban này, muốn tự mình tìm đến và cùng với các dân tộc bị độc tài áp bức để tranh đấu cho tự do dân chủ. Đồng thời họ muốn qua đó, dấy lên một làn sóng trên toàn quốc Nhật Bản hỗ trợ các phong trào dân chủ hóa Á Châu. Điều này cho thấy là hiện nay nguời Nhật chỉ muốn giới hạn khuôn khổ ở trong nước Nhật và chưa muốn làm lan rộng ra các quốc gia dân chủ khác.

Thomas Việt: Những chính sách hỗ trợ các nhà hoạt động dân chủ tại các nước độc tài Á Châu là như thế nào, khi nào sẽ bắt đầu và mức độ hỗ trợ ra sao?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, hiện nay phải nói có là còn quá sớm để biết rõ là Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu sẽ có những hoạt động và chính sách hỗ trợ cho các hoạt động dân chủ tại các quốc gia độc tài tại Á Châu ra sao vì hai lý do:

Thứ nhất là trong 6 tháng vừa qua, Ủy Ban với hình thành xong khung sườn gồm cơ chế, chủ trương, đường lối hoạt động trên lý thuyết.

Thứ hai là tập trung nỗ lực tổ chức Hội Nghị Dân Chủ Á Châu trong 2 ngày 25 và 26 tháng 11 vừa qua tại Tokyo nên chưa có nhiều thì giờ để xúc tiến những chính sách cụ thể.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ giữa các thành viên lãnh đạo của Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu của Nhật Bản và các đảng phái của các dân tộc bị độc tài áp bức như Miến Điện, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc và Nội Mông thì chúng tôi được biết Ủy Ban sẽ xúc tiến bốn công tác như sau:

Một là đại diện Ủy Ban sẽ xin gặp trực tiếp Thủ tướng Noda, Nhật Bản, để trình bày về chủ trương của Ủy Ban và sau đó đề nghị chính phủ yểm trợ cụ thể.

Hai là hoàn thành cuốn DVD tóm lược về thành quả của hai ngày Hội nghị để sau đó phổ biến trong dư luận Nhật và thế giới.

Ba là tổ chức một loạt các buổi nói chuyện về nhu cầu Dân Chủ Hóa Á Châu tại các trường đại học ở Nhật Bản để qua đó vận động sinh viên tham gia vào Ủy Ban.

Bốn là tổ chức các sinh hoạt gây quỹ trong giới Nghiệp đoàn và các công ty để tạo một nguồn tài chánh dồi dào hầu hỗ trợ các hoạt động của Ủy Ban và của Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu. Được biết là Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu đã nhận được sự hậu thuẫn tích cực của Tổng Nghị Hội Lao Động Nhật Bản với 8 triệu thành viên trên toàn quốc.

Thomas Việt: Xin ông cho biết hoạt động thường kỳ của Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu như thế nào, vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên ra sao?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, trong Hội Nghị vừa qua, một số vị lãnh đạo trong Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu qua sự ủng hộ đông đảo của quý vị chính giới và đại diện các Nghiệp Đoàn Nhật, muốn những đảng phái, tổ chức đại diện các dân tộc bị độc tài áp bức ở Á Châu có chung một cơ chế liên lạc, hầu giúp cho sự hỗ trợ của Ủy Ban từ phía Nhật Bản đạt được kết quả khả quan hơn. Chính trong tinh thần này mà Hội Nghị đã tán đồng việc thành lập Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu với dự trù là sẽ mời tất cả những đoàn thể, đảng phái chính trị của các nước Á Châu đang chống lại độc tài quân phiệt hay độc tài cộng sản tham gia.

Hiện tại, Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu có 5 thành viên lãnh đạo lâm thời gồm có Tiến sĩ Pima Gyalpo (Tây Tạng), ông Tim Win (Miến Điện), ông Thừa Văn Lập (Trung Quốc), ông Ihman Mahnut (Uyghur) và cá nhân tôi là Lý Thái Hùng đại  diện Việt Nam.  Hiện tại thì Ủy Ban Lâm Thời đã ủy thác cho Tiến sĩ Pima Gyalpo đại diện Tây Tạng làm Tổng Thư Ký của Hội Đồng để tiến hành hai nỗ lực:

1/Soạn thảo một số chủ trương và nguyên tắc điều hành Hội Đồng.

2/Soạn thảo một lá thư gửi đến các đảng phái, tổ chức đấu tranh của các dân tộc Á Châu để vận động sự tham gia vào Hội đồng.

Ngoài ra, Hội Đồng đã chính thức ủy thác cho các đoàn thể, đảng phái của các dân tộc Á Châu bị độc tài áp bức đang sống tại Nhật thành lập một ủy ban liên lạc để xúc tiến các công tác cụ thể với Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu của Nhật, như đi nói chuyện tại các đại học Nhật để dấy lên một làn sóng hỗ trợ dân chủ hóa Á Châu trong giới trẻ Nhật Bản;

vận động thêm những hợp tác cụ thể và sự tham gia từ những tổ chức, đảng phái của các dân tộc tại Á Châu.

Thomas Việt: Khi nào sẽ có tiếp một Hội Nghị Dân Chủ cho Á Châu nữa? Quy mô, đặc điểm và thành phần tham gia?

Lý Thái Hùng: Theo như dự trù của Ủy Ban Dân Chủ Hóa Á Châu thì sang năm sẽ có hai hội nghị:

Một là Hội nghị của Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu tại Tokyo để chính thức công bố về các chương trình hoạt động của Hội Đồng và đây cũng là dịp ra mắt thành phần lãnh đạo và điều hành của Hội Đồng.

Hai là Hội nghị Dân Chủ Hóa Á Châu lần thứ 2 sẽ diễn ra vào mùa Thu năm 2012 nhằm đúc kết những thành quả vận động sau một năm hoạt động. Hy vọng là Hội Nghị lần này sẽ có sự hỗ trợ tích cực hơn từ chính giới Nhật Bản  và nhất là có nhiều phái đoàn Á Châu tham dự.

Thomas Việt: Đối với vấn đề dân chủ cho Việt Nam, Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu có dự định mời các đảng phái khác như đảng Dân Chủ, đảng Vì Dân, đảng Người Việt Yêu Người Việt, đảng Thăng Tiếng, Việt Nam Quốc Dân Đảng …? 

Lý Thái Hùng: Chắc chắn là sau khi Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu soạn xong các văn kiện sẽ gửi đến các tổ chức, đảng phái của Việt Nam để mời tham gia. Chúng tôi hy vọng là các tổ chức mà anh vừa đề cập sẽ cùng tham gia vì đây là một nỗ lực nhằm tạo sự liên kết của phong trào dân chủ Á Châu.

Thomas Việt: Theo Ông thì một khi các dân biểu Nhật quan tâm nhiều đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, tiến trình dân chủ tại Á Châu sẽ có tác động như thế nào?

Lý Thái Hùng: Khi chúng tôi nhận được thư mời tham dự Hội Nghị Dân Chủ Á Châu vừa qua ở Tokyo, phải nói là trong lòng thì vừa vui và hãnh diện, nhưng lại vừa rất lo vì không biết Hội nghị có được dư luận Nhật quan tâm hay không và kết quả sẽ ra sao. Lý do dễ hiểu là dư luận Nhật nói chung và chính phủ Nhật nói riêng đã hoàn toàn im lặng và không có bất cứ hành động nào lên tiếng can thiệp tình trạng vi phạm nhân quyền tại Á Châu trong nhiều thập niên vừa qua.

Tuy nhiên sau khi tham dự Hội Nghị và nhất là được tiếp xúc và trao đổi với một số giáo sự đại học nằm trong Ủy Ban Dân Chủ Hóa và gặp một số vị dân biểu quốc hội thì họ có những cái nhìn thay đổi và tích cực hơn.

Cảm nhận đầu tiên của tôi là đa số những vị này đã biểu hiện một sự hổ thẹn về việc im lặng của chính phủ và dư luận Nhật trước các cuộc tranh đấu dân chủ hóa tại Á Châu trong mấy thập niên qua, mà đáng lý ra một cường quốc dân chủ hàng đầu ở Á Châu như Nhật Bản đã phải lên tiếng ủng hộ.

Cảm nhận thứ hai là giới trí thức và nghiệp đoàn Nhật Bản rất phấn chấn về cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi và những dấu hiệu dân chủ hóa tại Miến Điện gần đây, nên họ nghĩ đã đến lúc Nhật không để đứng bên ngoài các biến động Á Châu mà phải tích cực tham gia cùng với các dân tộc bị áp bức.

Qua những cảm nhận như vậy, tôi nghĩ rằng nếu dư luận Nhật thật sự quan tâm vào vấn đề dân chủ hóa Á Châu thì sẽ có tác động rất lớn lên những biến chuyển trong vùng. Đặc biệt là với mối quan hệ giữa chính quyền Nhật Bản và Cộng Sản Việt Nam hiện nay, nếu Nhật đứng về phía dân chủ sẽ tạo nhiều thuận lợi cho phong trào dân chủ bộc phát mạnh mẽ hơn tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thomas Việt: Cảm ơn và chúc bình an.

Nguon: http://www.chuacuuthe.com/world-news/ong-ly-thai-hung-noi-v%E1%BB%81-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-dan-ch%E1%BB%A7-a-chau/

Kieu Oanh va con gai tai den thanh DMHCG 27.11.2011

VRNs (28.11.2011) – Sài Gòn – Vào lúc 9:30 tối ngày 27.11, ngay sau thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình, đặc biệt là cho giáo xứ Thái Hà, Mỹ Lộc, Con Cuông và cho giáo sư Phê rô Phạm Minh Hoàng sẽ ra tòa án phúc thẩm tại Sài Gòn vào sáng ngày 29.11 tới đây. Thomas Việt có cuộc phỏng vấn chị Lê Thị Kiều Oanh ngay trong hiên của Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Qua cuộc phỏng vấn này chị Oanh cho biết thật là bất nhân nếu giáo sư Hoàng bị trục xuất về Pháp. Như quý vị cũng biết trong lần phỏng vấn trước đây với luật sư Trần Vũ Hải, ông cho biết nguyện vọng của giáo sư là được tự do và ở lại Việt Nam hầu làm tròn trách nhiệm của một người con, người cha, người em (http://www.chuacuuthe.com/vietnam-news/29-11-xử-phuc-thẩm-giao-sư-phạm-minh-hoang/).

Cha Thoai dang doc cac y nguyen tai den thanh DMHCG 27.11.2011

Rất là xúc động khi nghe việc giáo dân bị đàn áp khắp nơi. Mong mọi người đáp ứng lời kêu gọi của cha giảng để bớt vô cảm, biết quan tâm đến người khác, cùng nắm tay nhau nhằm xây dựng một xã hội công bằng hạnh phúc. Chị Oanh khẳng định lại lần nữa là giáo sư Hoàng chỉ là một người yêu nước, bức xúc trước các vấn đề của xã hội từ đó viết những bài để cảnh tỉnh xã hội về môi trường và họa xâm lăng từ Trung Công. Chị mong nhà cầm quyền Việt Nam xem xét lại vấn đề một cách công bằng và trả tự do cho giáo sư sẽ làm giảm bớt sự tức giận của dư luận về việc bỏ tù giáo sư. Còn về giả thiết là y án như tòa sơ thẩm với 3 năm tù giam và 3 năm quản chế thì chi Oanh nói thật là đáng tiếc về việc này.

Mời quý vị lắng nghe cuộc phỏng vấn này:

http://www.divshare.com/direct/16273514-177.mp3

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/vietnam-news/ba-kiều-oanh-noi-về-phien-toa-phuc-thẩm-của-giao-sư-hoang-ngay-29-11-2011/